MỤC LỤC
Con thú chư hầu của Greater Will
Elden Beast là con thú chư hầu của Greater Will và là hiện thân sống của khái niệm về trật tự theo lý tưởng mà vị Ngoại Thần này muốn áp đặt lên Lands Between. Bản thân Elden Beast được ràng buộc với một vị thần bản địa là Nữ hoàng Vĩnh hằng Marika. Elden Beast có nghĩa là “Mãnh Thú của Lửa“.
Sức mạnh của Elden Ring được ban bố thông qua ân sủng của Erdtree dành cho các sinh vật trung thành với Greater Will trên khắp vùng đất và nó tồn tại dưới dạng ý niệm, được biểu thị thông qua biểu tượng của Elden Ring – một Sigil, và thông qua Elden Beast – hóa thân sống của Elden Ring.

Theo mô tả, Elden Beast đến Lands Between như một ngôi sao vàng được gửi xuống bởi Greater Will và nó đã trở thành Elden Ring. Nơi Elden Beast hạ cánh chính là Greattree cổ đại – Crucible of Life, cũng là chỗ mà Erdtree sẽ mọc lên ngay trên vị trí của cây Greattree xưa cũ.
Elden Ring về bản chất đã trở thành một với Nữ hoàng Marika – một Numen được chọn để trở thành Empyrean, và về sau, đã thành thần thực sự để đại diện cho Greater Will. Có thể nói Elden Beast, Marika và Radagon tuy ba mà một, nên dù trái ý Greater Will, Marika vẫn là một vị thần và chỉ bị giam giữ chứ không thể ngay lập tức bị tiêu diệt.
Con Rồng trong Magnum Opus
Như đã nói trong nhiều bài viết trước, Giả Kim Thuật là một chủ đề quan trọng bậc nhất trong Elden Ring, khi mà Radagon và Marika được xây dựng dựa theo hình tượng Red King và White Queen, hai kẻ có phẩm chất đối lập hoàn toàn đã trở thành một Rebis – còn gọi là Manum Opus, hay sản phẩm tối thượng của Giả Kim Thuật.
Red King và White Queen chắc chắn là luôn đối lập với nhau, và chúng không thể tự thân nhập lại làm một nếu thiếu chất xúc tác. Theo khái niệm của Rebis thì đó là một con Rồng, mà ở đây thì Elden Beast chính là giữ vai trò con rồng đó, các bạn có thể tham khảo hình sau.

Ảnh trên mô tả Red King và White Queen nhập lại thành Rebis, hay Hermaphrodite – thực thể lưỡng tính thần thánh của Giả Kim Thuật, nó tượng trưng cho sự dung hòa của những yếu tố vốn đối lập mà vai trò của con rồng bên dưới là rất quan trọng.
Con rồng trong Thuật Giả Kim tượng trưng cho vật chất nguyên thủy, cũng như nguyên tố giả kim thứ ba: lưu huỳnh. Con rồng có cánh gợi ý sự thăng thiên, sự kết hợp giữa vật chất và tinh thần. Nó cũng tượng trưng cho lửa, là một biểu tượng biến đổi thông thường, bởi theo lý thuyết của Giả Kim Thuật, phản ứng hóa học hoặc sự biến đổi vật chất không xảy ra nếu thiếu lửa.
Trùm cuối của tựa game Elden Ring

Sau một thời gian dài cai trị Lands Between, Marika vỡ mộng với lý tưởng của Greater Will và muốn tìm hiểu sâu hơn về sự dối trá của Golden Order mà bà đang cai trị. Trong một kế hoạch không thực sự hoàn hảo với Lunar Princess Ranni nhằm làm suy yếu thế lực của Greater Will, Marika đã đập vỡ Elden Ring thành những mảnh nhỏ.
Hành vi của Marika khiến Golden Order gần như sụp đổ, các Two Fingers thì bất động, dẫn đến việc bà bị giam giữ bên trong Erdtree và dường như dần bị thay thế bởi Radagon – nhân cách trung thành hơn với vị Outer God, kẻ mà đã bị Marika gọi là “con chó săn” của Greater Will.

Vượt qua vô số khó khăn, các Tarnished cũng đánh tới bên trong Erdtree, nơi họ phải đối mặt với Radagon, nửa nam giới của Marika. Sau khi Radagon thất bại, Elden Beast xuất hiện từ bên trong cơ thể của Radagon và đối mặt Tarnished trong trận chiến cuối cùng.
Về bản chất thì Marika, Radagon và Elden Beast là một (Greater Will không thể giết được Marika, bất kể bị suy yếu và vỡ vụn, bà ta vẫn là một vị thần thực sự), nên Radagon không để rơi ra bất kỳ Remembrance nào, chỉ sau khi người chơi đánh bại Elden Beast, thì họ mới nhận được Elden Remembrance – thứ có thể dùng để đổi lấy hai thứ vũ khí huyền thoại là Sacred Relic Sword hoặc Marika’ Hammer.